BÀI VIẾT TUYÊN TRUYỀN “XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM”
Lượt xem:
PHÒNG GD&ĐT TRÀ BỒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MN TRÀ THANH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Trà Thanh, ngày 11 tháng 06 năm 2020
BÀI VIẾT TUYÊN TRUYỀN
“XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM”
Trường Mầm non Trà Thanh được thành lập vào tháng 12 năm 2008, đóng trên địa xã Trà Thanh, huyện Trà Bồng và hoạt động đến nay đã được 12 năm.
Hiện nay trường Mầm non Trà Thanh với 15 cán bộ giáo viên, nhân viên trong đó: 2 CBQL, 11 Giáo viên và 2 nhân viên trong trường cùng 189 học sinh. Nhà trường gồm 7 phòng học trong đó 2 phòng học kiên cố và 5 phòng học bán kiên cố.
Hình: Tập thể Trường Mầm non Trà Thanh
Những năm học qua Trường Mầm non Trà Thanh tổ chức “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” Với sự chỉ đạo nhiệt tình chu đáo của PGD, Ban giám hiệu nhà trường, sự nhiệt tình, tận tâm của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, đặc biệt có sự phối hợp, đồng lòng, đồng sức của hội cha mẹ học sinh, cộng đồng trách nhiệm đã làm nên sự thành công của chuyên đề này.
Kết quả đã làm được nhiều đồ dùng đồ chơi mới lạ, tận dụng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, xây dựng các góc chơi sáng tạo, sử dụng triệt để hầu hết các khoảng trống khu vực quanh trường tạo sân chơi bổ ích an toàn cho trẻ thực hành trãi nghiệm, giúp trẻ thõa mãn nhu cầu hiểu biết của mình, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
Tập thể nhà trường cùng học sinh phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ từng bước cải thiện và đi lên từ cơ sở vật chất đến chất lượng đội ngũ với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục.
Thứ nhất là: Công tác quản lý chỉ đạo thực hiện chuyên đề tại địa phương.
Thành phần đi đầu của nhà trường để hướng dẫn chỉ đạo trong thực hiện nhiệm vụ không thể thiếu là Cán bộ quản lí của nhà trường. Trường đã triển khai họp tổ chức thực hiện rà soát thực trạng theo tiêu chí xây dựng Trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm, xây dựng triển khai kế hoạch thực hiện chuyên đề “ Xây dựng Trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016-2020 của đơn vị. Để thực hiện được trường đã Căn cứ Kế hoạch số: 316/SGD&ĐT-GDMN ngày 02 tháng 3 năm 2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi về việc Hướng dẫn xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề “ Xây dựng Trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016 – 2020. Thực hiện Kế hoạch số 26/KH-GDĐT ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về Kế hoạch triển khai chuyên đề “ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” trên địa bàn huyện Tây Trà giai đoạn 2016 – 2020;
Thứ hai là: Công tác xây dựng môi trường giáo dục.
Có thể nói môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên, xã hội cần thiết trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non. Xây dựng môi trường giáo dục phù hợp góp phần thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ. Qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện.
Để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường thì đòi hỏi đối với các cô ở Trường Mầm non Trà Thanh cần phải : Bảo đảm tất cả trẻ đều được tạo cơ hội học tập qua chơi và bằng nhiều cách khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của bản thân trẻ. Môi trường giáo dục trong trường, lớp mang tính “mở” kích thích sự tập trung chú ý, tư duy và cảm xúc tích cực của trẻ, thúc đẩy trẻ tham gia hiệu quả vào các hoạt động chơi và trải nghiệm đa dạng. Huy động sự tham gia của cha mẹ trẻ, tạo sự thống nhất cùng quan tâm xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.
“Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” là quan điểm giáo dục dựa trên hứng thú, nhu cầu của trẻ; đánh giá đúng, tôn trọng và phát huy được khả năng, thế mạnh của mỗi trẻ; tạo điều kiện giúp mỗi đứa trẻ đều có cơ hội tốt nhất để phát triển.
Để giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được thực hiện một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất thì xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là việc làm rất cần thiết và không thể thiếu.
Nhận thức được tầm quan trọng của môi trường giáo dục đối với sự phát triển nhân cách của trẻ và sự phát triển chất lượng giáo dục của nhà trường, trong những năm học qua, Trường Mầm non Trà Thanh đã đặc biệt chú trọng thực hiện chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”.
Đó cũng chính là mục tiêu nhà trường muốn đạt được và thành công đem lại trong thời gian 5 năm qua mà nhà trường đã áp dụng chuyên đề này vào công tác giảng dạy.
Ban giám hiệu cùng các cô giáo Mầm non đã đặc biệt sáng tạo, phát huy tối đa các điều kiện của nhà trường để thiết kế, xây dựng, làm mới môi trường giáo dục trên quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
Công tác chỉ đạo xây dựng môi trường luôn được nhà trường chú trọng, việc triển khai kế hoạch xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm gắn liền với chỉ đạo thực hiện đồng bộ môi trường bên trong, và bên ngoài lớp học và kết hợp với môi trường giáo dục.
Môi trường giáo dục trong trường mầm non bao gồm môi trường vật chất và môi trường tinh thần.
Môi trường tinh thần bao gồm tất cả các mối quan hệ giữa trẻ với trẻ; giữa cô giáo, người lớn trong trường mầm non và trẻ; giữa cô giáo và phụ huynh .v.v…
Từ sự gần gũi của cô với trẻ trong các hoạt động hằng ngày như: đón trả trẻ, trò chuyện, học tập và vui chơi; sự quan tâm của những người lớn trong trường dành cho trẻ, mối quan hệ giữa cô với phụ huynh đã tạo nên một môi trường tinh thần thân thiện đối với trẻ.
Hình: Giáo viên trả trẻ và trao đổi với phụ huynh
Chính môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô và trẻ, giữa trẻ với bạn, với môi trường xung quanh giúp cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn.
Từ đó, trẻ cảm thấy mạnh dạn hơn, yêu cô, yêu bạn và thích đến trường, học tập và mạnh dạn khám phá.
Để có được môi trường vật chất, đồ dùng đồ chơi ngoài trời nhà trường xây dựng kế hoạch đầu tư tu sữa, mua sắm bổ sung trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi để xây dựng môi trường bên ngoài và bên trong lớp học.
Bên cạnh đó nhà trường đã phối hợp với phụ huynh, cha mẹ trẻ đã hổ trợ nguyên vật liệu, ngày công lao động để nhà trường mở rộng các góc vui chơi phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Sau đây là một số kết quả đạt được của trường sau khi thực hiện chuyên đề cần tuyên truyền đến các Trường Mầm non.
Môi trường vật chất bên ngoài lớp học:
Môi trường ngoài lớp học cũng được tận dụng tối đa để giáo dục và phát huy tính tích cực cho trẻ. Các bài tập vận động được bố trí dọc các lối đi, hành lang, sân chơi…vừa tạo được cảnh quan đẹp mắt vừa giúp trẻ phát triển vận động mọi lúc mọi nơi.
Hình: Trò chơi vận động được thể hiện dọc các lối đi
Nhà trường đã thiết kế được khu vui chơi đa dạng phong phú, bắt mắt, mặc dù diện tích khuôn viên trường chật hẹp, nhiều điểm lẻ, tuy nhiên trường vẫn tạo được nhiều khu như chơi cát với nước, chăm sóc cây xanh, bán hàng, các góc chơi dân gian…
Hình: Chơi dân gian “ nhảy xộp”
Xây dựng các góc chơi được bố trí ngoài sân đặc biệt là gian hàng truyền thống giúp trẻ biết được một số đồ dùng sản phẩm, văn hóa của địa phương như chổi đót, gùi, hoăn, trang phục người co…
Hình: Trẻ tiếp xúc chơi với đồ dùng truyền thống dân tộc Co
Gắn liền với truyền thống thì ta lại nhớ đến các trò chơi dân gian là một loại trò chơi không thể thiếu đối với trẻ mầm non, giúp trẻ có những tuổi thơ đẹp và giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tinh thần thỏa mái vui tươi khi tham gia vào hoạt động qua các trò chơi như nhảy dây, ô ăn quan…
Hình: Trẻ chơi trò chơi dân gian “ Ô ăn quan”
Thể hiện chất dân quê, trao đổi mua bán hàng hóa với sự tái hiện đời sống hiện thực, giáo viên đã sáng tạo ra các loại thức ăn từ nguyên vật liệu phế thải, tạo nên các món ăn, nước uống như: trà sữa, thức ăn vặt… gắn với cuộc sống đời thường giúp trẻ nắm bắt được cuộc sống hằng ngày nhằm phát huy sự tự tin giao lưu trao đổi mua bán, phát triển được ngôn ngữ mạch lạc trong giao tiếp, tiếp xúc được với các loại rau củ mà trẻ ít thấy khi thường xuyên ở trên vùng núi, trẻ khám phá được nhiều điều mới lạ hơn.
Hình: Trẻ trải nghiệm với cửa hàng rau
Hình: Trẻ trao đổi mua bán qua góc bán hàng
Hình: Trẻ trao đổi mua bán qua sop thời trang
Hình: Trẻ bán hàng ăn vặt
Bé yêu thiên nhiên mỗi ngày đều đó được thể hiện ở góc thiên nhiên, trẻ bắt sâu cho rau, chăm sóc cây xanh, tưới nước cho hoa nói lên tình yêu thiên nhiên và trẻ được lao động với sức của mình.
Hình: Trẻ chăm sóc hoa mỗi ngày
Đó là một số hình ảnh cụ thể được thể hiện môi trường vật chất bên ngoài lớp học, để có môi trường tốt cho trẻ không những là môi trường bên ngoài mà còn môi trường bên trong cũng không thể thiếu đối vơi trẻ hằng ngày.
Đối với môi trường trong lớp học:
Trong lớp học với những góc chơi của trẻ, Giáo viên bài trí sắp xếp các góc lôi cuốn trẻ với những đồ dùng đồ chơi màu sắc sinh động, những nhân vật ngộ nghĩnh…
Hình: Các góc trong lớp học
Có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ; luôn thay đổi để tạo ra sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ theo từng chủ đề trong năm học.
Hình: Góc phân vai (bán hàng)
Trang trí môi trường bên trong lớp học phù hợp vơi các hoạt động vơi chủ đề và lứa tuổi, giáo viên biết sắp xếp không gian của các góc hợp lí, tranh ảnh được dán ngang tầm vơi trẻ, màu sắc hài hòa với trẻ.
Thứ ba là Công tác tổ chức tập huấn bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng về xây dựng môi trường giáo dục, xây dựng kế hoạch giáo dục và hướng dẫn thực hiện phương pháp tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
Hằng năm nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể, thể hiện mục tiêu giáo dục, phạm vi, mức độ, nội dung giáo dục trẻ, các phương pháp, hình thức phù hợp như: Thể hiện nội dung giáo dục theo chương trình giáo dục Mầm non, coi trọng việc hình thành và phát triển năng lực, kỹ năng của trẻ, thể hiện tính tích hợp, sáng tạo, một cách đồng bộ, khuyến khích trẻ tham gia hoạt động giáo dục vận động thân thể và giác quan dưới nhiều hình thức khác nhau.
Sau khi được tham gia tập huấn về chuyên đề “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm” tại phòng và sinh hoạt cụm tại các đơn vị bạn, nhà trường phối hợp với tổ trưởng chuyên môn tiến hành tập huấn cho tất cả giáo viên toàn trường cả lý thuyết và thực hành.
Hình: Giáo viên tập huấn chuyên đề “ Xây dựng Trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm”
Nhà trường cùng giáo viên cốt cán tham chương trình dự thảo về chuyên đề “ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” sau khi thông qua 2 ngày dự thảo, trường học hỏi nhiều hơn về đơn vị bạn cả về môi trường bên trong, bên ngoài và thông qua các hoạt động học của các cô, trường đã rút được nhiều kinh nghiệm và dần dần hoàn thiện hơn…
Thứ tư là việc tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc giáo dục theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Các hoạt động được diễn ra một cách thoải mái, trẻ luôn là chủ thể hoạt động tích cực, giáo viên là người luôn gần gũi với trẻ, là người trợ giúp trẻ luôn khuyến khích trẻ sáng tạo, tận dụng những điều kiện, hoàn cảnh, tình huống thật để dạy trẻ khuyến khích trẻ tương tác giữa trẻ với trẻ. Gợi ý để trẻ nói lên được những gì trẻ cần biết, chuyền tải kiến thức cho trẻ dựa trên vốn kinh nghiệm, kỹ năng mà trẻ đã biết, từ đó giáo viên sẽ cung cấp, bổ sung kiến thức cho trẻ theo mục đích yêu cầu đã đưa ra.
Với tinh thần lấy trẻ làm trung tâm, mọi hoạt động trẻ đều được thể hiện dưới sự hướng dẫn quan sát của cô giáo, giúp trẻ lĩnh hội kiến thức, kĩ năng một cách tự nhiên, không gò bó trẻ, trẻ phát huy năng lực và thể hiện sự năng động linh hoạt hơn của mỗi trẻ.
Hình: Cô hướng dẫn trẻ chơi phân vai
Hình: Cô dạy trẻ đọc thơ qua tranh minh họa
Thứ năm là công tác tuyên truyền phối hợp với cha mẹ trẻ và cộng đồng.
Qua nhiều năm thực hiện công tác phối hợp tuyên truyền giữa BGH nhà trường cùng giáo viên phối hợp đa dạng hình thức, hoạt động tuyên truyền tới cộng đồng, cha mẹ trẻ về vai trò của giáo dục mầm non hướng dẫn chăm sóc giáo dục tại gia đình, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 có nhiều tiến bộ và thay đổi qua các phương pháp như:
Thường xuyên giữ mối liên hệ với gia đình trẻ.
Khuyến khích sự tham gia của gia đình vào các hoạt động của trường.
Thường xuyên chia sẽ thông tin với gia đình về sự phát triển của trẻ.
Qua một ngày hoạt động giáo viên tiếp xúc với phụ huynh để chia sẽ trao đổi về kiến thức kĩ năng, cảm xúc thái độ hành vi và sức khỏe của trẻ thông qua bảng tuyên truyền. Sự trao đổi giữa phụ huynh và học sinh sau một ngày trẻ ở trường là một đều rất cần thiết, qua đó phụ huynh nắm được tình hình hoạt động của trẻ trong ngày và tình hình sức khỏe của trẻ, kết quả được cô đánh giá và hoạt động cuối ngày, nhằm nắm bắt đặc điểm tâm sinh lí của trẻ, kịp thời điều chỉnh cách tổ chức hoạt động phù hợp với tâm lí từng trẻ.
Hình: Giáo viên trao đổi với phụ huynh về sức khỏe của trẻ
Nhà trường đã tạo mối quan hệ hợp tác, chia sẽ giữa giáo viên, nhà trường, cha mẹ trẻ và cộng đồng trong chăm sóc giáo dục, tạo điều kiện để các bậc phụ huynh tham gia vào hoạt động của trường, lớp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục, kịp thời thông tin đến gia đình, đều đó được thể hiện qua các giờ đón, trả trẻ hằng ngày, thông qua các buổi họp phu huynh…
Hình: Giáo viên tổ chức họp phụ huynh ở lớp
Cũng chính vì có sự hợp tác nhiệt tình của gia định cộng đồng mà nhà trường đã có sự giúp đỡ của phụ huynh, nhà trường đã tiến hành họp phụ huynh hướng dẫn và triển khai một số nội dung cần thiết để hổ trợ phục vụ cho con em trong công tác thực hiện chuyên đề.
Đồng thời có những đóng góp tích cực của phụ huynh về ngày công lao động, hổ trợ nguyên vật liệu phế thải cùng nhau tạo nên một môi trường thân thiện và bổ ích cho trẻ hoạt động.
Hình: Phụ huynh hổ trợ ngày công để tạo môi trường.
Ngoài ra không những sự phối hợp với cha mẹ trẻ dừng lại ở sự hổ trợ cho nhà trường là vật liệu, ngày công lao động mà bậc phụ huynh còn cùng nhà trường tham gia vào hội thi cụ thể như Hội thi “Giáo dục An toàn giao thông” đã đạt được kết quả cao.
Hình: Phụ huynh tham gia hội thi Giáo dục An toàn giao thông cấp huyện với nhà trường
Sự phối hợp với cộng đồng cũng như các nhà từ thiện đã tạo nên điểm Trường Thôn Vuông nằm dưới mặt đường bằng phẳng thuận tiện cho việc đi lại, xây dựng môi trường được dễ dàng hơn và tạo góc thư viện cho trẻ tham gia hoạt động học tập.
Hình: Cộng đồng hổ trợ góc thư viện
Hình: Nhà từ thiện bàn giao điểm Trường Thôn Vuông
Thứ bảy là công tác đánh giá thực hiện chuyên đề
Sau mỗi hoạt động hàng ngày của trẻ giáo viên lại đánh giá sự phát triển của trẻ qua các hoạt động, đánh giá trẻ qua các giai đoạn, đánh giá cuối độ tuổi để biết được tâm sinh lý của trẻ, sự phát triển của trẻ qua từng giai đoạn, khả năng sẵn sàng, chiều hướng phát triển của trẻ ở những giai đoạn tiếp theo. Giúp giáo viên có được các thông tin về sự tiến bộ của trẻ, biết được hiệu quả của các hoạt động, mức độ kết quả đạt được theo dự kiến, dựa trên mức độ đạt so với mục tiêu, trên cơ sở đó sử dụng kết quả đánh giá để xây dựng kế hoạch giáo dục, điều chỉnh KHGD và tổ chức các hoạt động giáo dục tiếp theo cho phù hợp với khả năng, nhu cầu, sở thích, kinh nghiệm sống của trẻ và điều kiện thực tế của trường, lớp. Đánh giá trẻ cũng là cơ sở để trao đổi, đưa ra những quyết định phối hợp trong giáo dục trẻ với cha mẹ trẻ.
Bằng những biện pháp tích cực trường mầm non Trà Thanh bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ như cảnh quan môi trường sư phạm của nhà trường đã được đổi mới khang trang, xanh- sạch- đẹp và thân thiện hơn, 100% trẻ được bảo vệ an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần, trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hứng thú tham gia các hoạt động khám phá, trải nghiệm do giáo viên tổ chức.
Đội ngũ giáo viên nhà trường tích cực trong mọi hoạt động; tích cực khai thác, thiết kế các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ.
Các phong trào thi đua như: Thi trang trí lớp, thi làm đồ dùng đồ chơi, thi giáo viên giỏi đều đạt kết quả cao. Trường đã là tham gia hội thi “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” cấp Huyện đạt giải ba năm học 2017-2018. Từ những kết quả trên đã góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm mà nhà trường đã xác định.
Với phương hướng trong thời gian đến nhà trường sẽ tiếp tục cải tạo sân trường, trồng thêm cây xanh, thiết kế được khu vườn cổ tích…, tăng cường công tác làm đồ dùng đồ chơi bằng các nguyên vật liệu phế thải.
Thu hút sự quan tâm và huy động cộng đồng các nguồn lực xã hội góp phần tạo nên một môi trường hoạt động phát triển toàn diện cho trẻ.
Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự sắp xếp bố trí khu vực trong và ngoài lớp phù hợp thuận tiện cho trẻ sẽ có ý nghĩa to lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ, giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu khám phá, mở rộng tri thức, vốn hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động sáng tạo, tích cực. Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm là phương tiện điều kiện giúp trẻ phát triển toàn diện, giúp trẻ “ Học bằng chơi, chơi mà học” trong Trường Mầm non.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
– Phòng GD&ĐT Trà Bồng;
– Lưu VT.
Trần Thị Minh Hiền