KẾ HOẠCH TUYÊN TRUYỀN PHỐI HỢP VỚI GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRONG VIỆC CHĂM SÓC- GIÁO DỤC TRẺ NĂM HỌC: 2021- 2022
Lượt xem:
PHÒNG GD & ĐT TRÀ BỒNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MN TRÀ THANH Độc lập –Tự do –Hạnh phúc
Số: 68 /KH- MN Trà Thanh, ngày 04 tháng 10 năm 2021
KẾ HOẠCH
TUYÊN TRUYỀN PHỐI HỢP VỚI GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG
TRONG VIỆC CHĂM SÓC- GIÁO DỤC TRẺ
NĂM HỌC: 2021- 2022
Căn cứ Công văn số 499/GDĐT ngày 31/8/2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trà Bồng về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2021-2022;
Căn cứ Kế hoạch số 61/KH-MN ngày 1 tháng 10 năm 2021 của trường MN Trà Thanh về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022;
Căn cứ Kế hoạch số 62/KH-MN ngày 02 tháng 10 năm 2021 của Trường MN Trà Thanh về việc hướng dẫn thực hiện chỉ đạo chuyên môn năm học 2021-2022;
Căn cứ vào tình hình thực tế tại đơn vị, trường MN Trà Thanh xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ trẻ và cộng đồng trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ tại đơn vị như sau:
I/ MỤC ĐÍCH:
Xây dựng mối liên hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng.
Nhà trường chia sẻ trách nhiệm với gia đình và cộng đồng để thúc đẩy và tạo điều kiện tối ưu cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ.
Công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng có tác động phát huy được sức mạnh tổng hợp và huy động được các nguồn lực trong xã hội tham gia ngày càng tích cực vào sự nghiệp giáo dục.
Việc chăm sóc và giáo dục trẻ em được chia sẻ trách nhiệm giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng. Thông qua tuyên truyền vận động, nhằm thúc đẩy và tạo điều kiện tối ưu cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ em đến từng cá nhân, gia đình và cộng đồng hiểu, hợp tác chia sẻ, công tác chăm sóc giáo dục trẻ, để cùng nhà trường giáo dục trẻ phát triển 1 cách hài hòa, toàn diện.
II/ NỘI DUNG
1.Nội dung phối hợp giữa Trường mầm non với gia đình
Để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trường mầm non, nhà trường và nhóm lớp cần tạo điều kiện để gia đình có thể tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau. Có thể nêu một số nội dung phối hợp sau đây:
- a) Phối hợp thực hiện chương trình chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ
Tham gia tổ chức khám sức khỏe, theo dõi sức khỏe cho trẻ theo định kì.
Giáo viên và cha mẹ cùng chia sẻ, trao đổi kiến thức chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
Phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ, có kế hoạch và biện pháp chăm sóc đối với trẻ suy dinh dưỡng và trẻ khuyết tật.
- b) Phối hợp thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường,của nhóm, lớp.
Cha mẹ tham gia vào các hoạt động thực hiện các nội dung giáo dục trẻ phù hợp với chương trình, cụ thể là:
+ Tạo điều kiện giúp trẻ được tự do tìm tòi khám phá trong môi trường an toàn theo khả năng và sở thích của mình để trở thành đứa trẻ tò mò, sáng tạo; tự tin và luôn được hạnh phúc vì mọi người xung quanh yêu thương, gần gũi trẻ.
+ Chú ý lôi cuốn các thành viên trong gia đình, đặt biệt các thành viên là nam giới ông, bố, anh, chú, bác tham gia vào việc chăm sóc và dạy trẻ.
+ Coi trọng giáo dục giới tính cho trẻ.
Phối hợp với nhà trường trong việc tổ chức ngày lễ, ngày hội cho trẻ…
- c) Phối hợp kiểm tra đánh giá công tác chăm sóc – giáo dục trẻ của Trường/ lớp mầm non
Tham gia cùng với ban giám hiệu nhà trường kiểm tra đánh giá chất lượng chăm sóc- giáo dục:
+ Theo dõi để phát hiện những tiến bộ, thay đổi, những biểu hiện bất thường …của trẻ diễn ra hằng ngày, trao đổi kịp thời để giáo viên có sự điều chỉnh trong nội dung và phương pháp chăm sóc- giáo dục trẻ.
+ Tham gia đóng góp ý kiến với nhà trường về chương trình và phương pháp chăm sóc- giáo dục trẻ. Đề xuất nhà trường hướng dẫn các bậc cha mẹ thực hiện việc chăm sóc- giáo dục trẻ ở gia đình có hiệu quả hơn.
Đóng góp ý kiến về các mặt khác như: môi trường trường học, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi của nhóm lớp…Thái độ, tác phong, hành vi ứng xử của giáo viên và nhân viên trong trường với trẻ và phụ huynh.
d)Tham gia xây dựng cơ sở vật chất
Tham gia lao động vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh, làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.
Đóng góp xây dựng, cải tạo trường/ nhóm, lớp, công trình vệ sinh… theo quy định và theo thỏa thuận.
Đóng góp những hiện vật cho nhóm/ lớp hoặc trường mầm non như: bàn, ghế, thang leo, cầu trượt, các vật liệu cho trẻ thực hành…
* Hình thức phối hợp của nhà trường với gia đình:
Qua bảng thông báo hoặc qua góc” tuyên truyền cho cha mẹ” của nhà trường hoặc tại mỗi nhóm mỗi lớp
Trao đổi thường xuyên, hằng ngày trong các giờ đón, trả trẻ.
Tổ chức họp phụ huynh định kì (2 lần/1 năm) để thông báo cho gia đình những công việc, thảo luận về các hình thức phối hợp giữa gia đình và nhà trường (họp đầu năm) hoặc kết hợp phổ biến kiến thức chăm sóc – giáo dục trẻ cho cha mẹ.
Tổ chức những buổi sinh hoạt, phổ biến kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ theo chuyên đề đặc biệt hoặc khi có dịch bệnh.
Thông qua các đợt kiểm tra sức khỏe cho trẻ.
Cán bộ, giáo viên đến thăm trẻ tại nhà.
Phụ huynh tham quan hoạt động của Trường mầm non
2/ Sự phối hợp với cộng đồng và các ban ngành
Quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non mang đặc tính xã hội hóa cao, để thực hiện có hiệu quả quyền được chăm sóc – giáo dục trẻ em ở lứa tuổi này cần thiết có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường – gia đình và đặc biệt là với cộng đồng xã hội.
- Nội dung phối hợp với các ban ngành, đoàn thể
* Tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương
CBQL nhà trường chủ động tham mưu kịp thời với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch hoạt động của nhà trường để các cấp lãnh đạo đưa vào chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương hằng năm. Cụ thể các nội dung cần tham mưu:Tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường (xây phòng học, cải thiện các phòng bán kiên cố, tường rào…)
Chỉ tiêu huy động trẻ trong độ tuổi đến lớp. Quy hoạch, cấp đất cho trường, đáp ứng nhu cầu chăm sóc và giáo dục trẻ.
- Phối hợp với Hội phụ nữ.
Nâng cao nhận thức và năng lực của phụ nữ, của nhân dân để họ tham gia tích cực vào việc tổ chức, quản lí thực hiện các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ, huy động các gia đình đưa trẻ trong độ tuổi đến lớp.
Huy động sự tham gia của các tầng lớp phụ nữ vào các hoạt động lập kế hoạch xây dựng, đóng góp bảo vệ các công trình phúc lợi, các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ.
Nhà trường cùng với Hội phụ nữ thực hiện các dự án như giáo dục dinh dưỡng, VAC cho các đối tượng được hưởng là bà mẹ có con trước tuổi đến trường, có con suy dinh dưỡng.
Vận động cha mẹ đóng góp xây dựng trường lớp, chi trả lương cho cô, vận động các ban ngành, các tổ chức kinh tế,…đầu tư cơ sở vật chất thiết bị cho giáo dục mầm non.
- c) Phối hợp với trung tâm y tế cùng chăm lo sức khỏe cho trẻ.
Tạo môi trường sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn.
Khám sức khỏe định kì cho trẻ.
Hướng dẫn các bậc cha mẹ phòng chống một số bệnh thường gặp ở trẻ em : Các bệnh về hô hấp, còi xương, suy dinh dưỡng, tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi…
- d) Phối hợp với ban Dân số – Gia đình và trẻ em
Có chương trình hành động vì trẻ em, phát động tháng hành động vì trẻ em để bảo vệ và thực hiện quyền trẻ em.
- e) Phối hợp với Đoàn thanh niên : Phát động phong trào làm đồ chơi, đồ dùng học tập cho trẻ, đóng góp công sức lao động xây dựng cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục mầm non. Phổ biến kiến thức chăm sóc – giáo dục trẻ.
- g) Phối hợp với Hội nông dân và các tổ chức khác
Cùng với hội nông dân tham mưu với chính quyền địa phương tạo điều kiện cấp đất có mặt bằng phù hợp với nhu cầu của trường mầm non, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp.
Ngòai ra các còn có thể kết hợp với Hội cự chiến binh, Hội người cao tuổi, Hội chữ thập đỏ,…để tạo thành một lực lượng hùng hậu, rộng khắp ủng hộ tích cực cho sự nghiệp phát triển giáo dục mầm non của địa phương.
* Hình thức phối hợp hoạt động
Thông qua các cuộc họp, hội nghị mà cán bộ giáo viên trường mầm non được tham dự, góc tuyên truyền cho cha mẹ ở các lớp, các buổi họp phụ huynh của nhà trường.
Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng : đài phát thanh, truyền hình, sách báo, tranh…
Qua các buổi phổ biến kiến thức của Hội phụ nữ.
Qua các buổi họp của hội nông dân, thôn, xóm.
Tổ chức các hội thi.
III. Tổ chức thực hiện
- Đối với nhà trường
Nhà trường xây dựng kế hoạch phối hợp với cha mẹ và cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ và triển khai kế hoạch đến toàn thể CB, GV và phụ huynh trong nhà trường.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp
Làm tốt công tác tham mưu với các cấp trong việc đầu tư cơ sở vật chất..để thu hút trẻ ra lớp đảm bảo số lượng.
- Đối với giáo viên
Làm tốt công tác phối hợp với cha mẹ trẻ trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ tạo sự đồng nhất trong chăm sóc, giáo dục trẻ
Luôn giữ mối liên kết với phụ huynh để năm bắt tình hình của cháu để có biện pháp giáo dục phù hợp.
Tạo môi trường thân thiện, gần gũi, tạo cảm giác an toàn, thỏa mái, làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo, sinh động… để trẻ ham thích đi học.
Tham mưu, đề xuất với nhà trường những gì để chăm sóc, giáo dục trẻ tốt nhất.
III/ KẾ HOẠCH THÁNG CỤ THỂ
THÁNG | NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN | HÌNH THỨC VÀ BIỆN PHÁP | KẾT QUẢ | GHI CHÚ |
9,10/2021 |
* Nội dung GDMN:
– Báo cáo kết quả năm học trước, phổ biến nội quy của trường ,những yêu cầu cần phụ huynh phối hợp trong năm học 2021-2022 – Tuyên truyền phụ huynh và cộng đồng không tổ chức ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường như năm học trước vì dịch bệnh phức tạp. – Sự phối hợp của gia đình Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. – Tuyên truyền về GD an toàn giao thông ; Nhắc nhở PH đưa đón con em đi đúng luật giao thông, không chở quá số lượng người quy định. – Tuyền truyền đến PH về nội dung “ Xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích và bạo lực học đường” * Vệ sinh : – Giữ gìn vệ sinh đôi bàn tay, cách rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch và thực hiện theo 6 bước rửa tay bằng xà phòng.
|
– Tổ chức họp PHHS đầu năm
– Tổ chức tại trường .
– Qua góc TT của lớp ,của trường ,qua HĐ chăm sóc hàng ngày và qua trao đổi hàng ngày giữa GV và PH
– Qua tranh ảnh ,qua thực tế hướng dẫn trẻ thực hành ở lớp, phối hợp với PH .
|
||
* Sức khỏe :
– Theo dõi sức khỏe qua biểu đồ, khám sức khỏe định kỳ lần 1. – Phòng bệnh cảm khi thời tiết thay đổi đột ngột.
– Các bệnh về hô hấp, cách phòng tránh.
– Phòng bệnh tay, chân, miệng.
Phòng bệnh covid-19 |
– GV cân đo treo kết quả bảng tuyên truyền ở lớp.
– Qua tranh ảnh, qua thực tế hướng dẫn trẻ thực hành phối hợp với phụ huynh. – Phát động trong toàn trường Trạm y tế tuyên truyền đến các bậc PH về việc chăm sóc giữ gìn vệ sinh cho trẻ để phòng ngừa,nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu nổi mụt ở lòng bàn tay,bàn chân,miệng… thì cho trẻ đến bệnh viện điều trị,thời gian trẻ mắc bệnh không cho trẻ đi học ,tránh lây lan cho trẻ khác. Tuyên truyền phòng chống dịch thực hiện đúng 5K |
|||
11/2021
|
* Nội dung GDMN:
Đến trường bé học những gì? Một số nề nếp của bé khi ở trường mầm non. Hoạt động vui chơi trong trường mầm non. Tuyên truyền nội dung Học tập và làm theo tư tưởng , đạo đức, phong cách Hồ chí Minh vào trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ
* Vệ sinh : Chăm sóc răng miệng, cách chăm sóc giữ gìn răng miệng. – Cách rửa tay theo 6 bước. * Chăm sóc sức khỏe: – Hưởng ứng chiến dịch tiêm phòng dịch sởi RUBELLA cho học sinh. -Phối hợp với trạm y tế tẩy giun định kỳ cho trẻ
|
-Treo tranh ảnh trên bảng tuyên truyền ở lớp. – Rèn luyện cho trẻ hàng ngày ở lớp, thực hiện thường xuyên theo kế hoạch. – Treo tranh ảnh tuyên truyền về các HĐ giáo dục cho PH nắm
– Trẻ thực hành đánh răng. Phối hợp với PH. – Treo tranh ảnh ,bảng tuyên truyền ở lớp. – Phối hợp với trạm y tế xã hưởng ứng chiến dịch tiêm phòng dịch sởi RUBELLA cho học sinh |
||
12/2021
|
* Nội dung GDMN:
– Giáo dục lễ giáo trong trường. – Hoạt động GDÂN đối với trẻ. – Phụ huynh cần giúp gì cho trẻ ở nhà. – Trẻ được học những kỹ năng gì trong âm nhạc. – Giáo dục âm nhạc và vận động của bé. – Tuyên tuyền về chuyên đề “Phát triển vận động cho trẻ” * Vệ sinh : – Hướng dẫn cách rửa mặt cho trẻ. – vệ sinh thân thể. * Dinh dưỡng : – Bốn nhóm thực phẩm cần thiết. – Vấn đề ATTP. – Những điều cần chú ý khi ăn trái cây. * Sức khỏe : Theo dõi sức khỏe qua biểu đồ, khám sức khỏe định kỳ lần 2. – Các bệnh về hô hấp, cách phòng tránh. – Phòng bệnh tay, chân, miệng.
|
– Qua thực tế giảng dạy
– Qua thực tế giảng dạy
Treo tranh ảnh ở góc tuyên truyền ở lớp.
Lồng ghép các HĐGD trong ngày
Nhân viên y tế tuyên truyền cho các lớp thực hiện |
||
01/2022 |
* Nội dung GDMN:
– Trẻ làm quen với văn học. – Tạo cơ hội cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. – Góc chơi lắp ghép, xây dựng – GD lễ giáo cho trẻ. – Nhân cách từ đâu mà có. – Tôn trọng nhân cách trẻ. * Vệ sinh : – Hướng dẫn cách rửa mặt cho trẻ. – vệ sinh thân thể. – GD vệ sinh môi trường. * Dinh dưỡng : – Bốn nhóm thực phẩm cần thiết. – Vấn đề ATTP. * Sức khỏe : – Một số bệnh về tai- mũi- họng – Phòng bệnh tay, chân, miệng.
|
– Treo tranh ảnh ở góc tuyên truyền ở lớp và qua thực tế chăm sóc, nuôi dưỡng.
– Treo tranh ảnh ở góc tuyên truyền ở lớp và qua thực tế chăm sóc, nuôi dưỡng.
– Treo tranh ảnh ở góc tuyên truyền ở lớp |
||
02/2022 |
* Nội dung GDMN:
– Tập cho trẻ vẽ những điều trẻ thích về Lễ hội,mùa xuân. – Tạo môi trường chữ viết cho trẻ. – Bé học những gì ở góc đọc sách. – Bé tập làm nội trợ. * Vệ sinh : – Chăm sóc răng miệng, cách chăm sóc giữ gìn răng miệng. – Cách rửa tay theo 6 bước. – Rèn nề nếp vệ sinh thân thể. * Dinh dưỡng : – GD dinh dưỡng cho trẻ trong bữa ăn. * Sức khỏe : – Phòng chống về bệnh sốt xuất huyết. – Phòng bệnh tay, chân, miệng. – Tăng cường tổ chức trò chơi dân gian, vận động thể chất cho trẻ
|
– Qua thực tế giảng dạy
– Qua thực tế giảng dạy
– Treo tranh ảnh ở góc tuyên truyền ở lớp
– Các giờ sinh hoạt |
||
03/2022 |
* Nội dung GDMN:
– Dạy trẻ làm quen với các môn học như: Toán, văn học… * Vệ sinh : – Chăm sóc răng miệng, cách chăm sóc giữ gìn răng miệng. – giữ vệ sinh trong ăn uống. – Đi vệ sinh đúng nơi quy định. * Dinh dưỡng : – GD dinh dưỡng cho trẻ tronh bữa ăn. * Sức khỏe: – Khám sức khỏe định kỳ lần 3 – Theo dõi sức khỏe qua biểu đồ, khám sức khỏe định kỳ lần 3 cho trẻ. – Cách phòng tránh một số bệnh liên quan đến trẻ em. – Phòng bệnh tay, chân, miệng.
|
– Treo tranh ảnh ở góc tuyên truyền ở lớp
– NV Y tế cân đo treo kết quả bảng tuyên truyền ở lớp báo kết quả cho PH.
|
||
04/2022 |
* Nội dung GDMN:
– Tại sao phải GDATGT cho trẻ. * Vệ sinh : – Vệ sinh trước, trong và sau bữa ăn – Vệ sinh răng miệng trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. * Dinh dưỡng : – Vài lời khuyên cho trẻ ăn * Sức khỏe: – Phòng tránh mắc bệnh giun – Phòng bệnh tay, chân, miệng. |
– Qua thực tế giảng dạy
– Treo tranh ảnh ở góc tuyên truyền ở lớp |
||
05/2022 |
* Nội dung GDMN:
– Chuẩn bị cho trẻ bước vào trường tiểu học. – GD tính tự lập cho trẻ. * Dinh dưỡng : – Bốn nhóm thực phẩm cần thiết. – Vấn đề ATTP. * Sức khỏe: – Phòng tránh mắc bệnh giun – Phòng tránh bệnh về mắt
|
– Treo tranh ảnh ở góc tuyên truyền ở lớp |
Nơi nhận: KT. HIỆU TRƯỞNG
– Phòng GD&ĐT PHÓ HIỆU TRƯỞNG